Các loại hóa chất trong phòng thí nghiệm được chia thành hai loại theo công dụng phù hợp:
– Nhóm thông dụng: gồm các chất hóa học như các axit (clohydric, nitric, sulffuric), các kiềm (dung dịch amoniac, kiềm natri, kiềm kali) và bari oxit, các loại muối, chủ yếu là muối vô cơ, các chất chỉ thị P.P, M.O.
– Nhóm đặc dụng: Là những hóa chất chỉ dùng cho các công việc nhất định.
Vậy cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm nào bạn cần biết?
– Nơi bảo quản hóa chất là nhà kho phải được tính toán kỹ lưỡng, có tính chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Nhà kho phải được đặt xa khu nhà ở và nguồn nước bề mặt như sông, suối và chỗ chứa nước cung cấp cho nhu cầu dân sinh hoặc nước tưới rộng.
– Các hóa chất nguy hiểm cần để tại nơi làm việc với số lượng vừa đủ cho yêu cầu sử dụng trong ca. Số còn lại sẽ được bảo quản trong kho. Kho hóa chất phải đảm bảo được yêu cầu an toàn cho thủ kho, cho những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.
– Nơi bảo quản hóa chất phải được giữ nơi khô ráo, tránh sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh, hầu hết các hóa chất sẽ bị phân hủy và thậm chí của thùng chứa cũng có thể bị hỏng.
– Tại các nơi bảo quản hóa chất phòng thí nghiệm cần đánh dấu các ký hiệu cảnh báo thích hợp. Bất cứ ký hiệu cảnh báo nào cũng cần phải tuân thủ những yêu cầu của quốc gia về các khía cạnh màu sắc, hình tượng và dạng hình học. An ninh nhà kho là quan trọng nhằm ngăn chặn kẻ trộm hoặc những người không có thẩm quyền lạm dụng hóa chất.
– Các phòng rửa phải được đặt ở gần nhà kho để mọi người sử dụng hóa chất ở trong kho dùng thuận lợi. Phòng rửa cần được trang bị bể rửa, xà phòng và khăn lau và cần có lối ra vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra ngoài.
– Cửa phải có kích cỡ tương ứng để cho phép vận chuyển một cách an toàn. Phòng bảo quản nên có hệ thống gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí độc sinh ra. Những nơi làm việc thông gió tự nhiên không đủ thì phải lắp quạt thông gió.
Những lưu ý khí bảo quản hóa chất
- Những loại thuốc thử được sử dụng thường xuyên đựng trong các lọ đựng hóa chất to, còn đối với các loại thuốc thử ít dùng đến thì nên bảo quản tại các lọ nhỏ.
- Tất cả các lọ đựng hóa chất phải được ghi kí hiệu và tên gọi của từng loại hóa chất đó.
- Lọ thủy tinh cần được làm sạch, sấy khô trước khi cho hóa chất vào để bảo quản. Quý vị có thể sử dụng một số loại tủ sấy đối lưu chuyên dụng.
- Khi cân hóa chất nên sử dụng các vật chứa như mặt kính đồng hồ, becher sau đó mới để lên đĩa cân.
- Đối với những loại hóa chất dễ cháy nổ cần phải được bảo quản riêng biệt, tránh lửa, tránh nguồn điện.
- Những hóa chất xảy ra phản ứng bốc cháy khi tiếp xúc với nhau thì tuyệt đối không được bảo quản chung.
- Bảo quản những loại chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi bằng lọ thủy tinh có nắp đậy.
- Trang bị tủ hút khí độc trong phòng thí nghiệm.
- Mỗi cá nhân khi vào phòng thí nghiệm đều phải trang bị cho mình vật dụng bảo hộ cá nhân như áo Blouse, mắt kính, gang tay,…